Điểm du lịch Tiền Giang - Chùa Vĩnh Tràng
Vị trí: Chùa Vĩnh Tràng thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Đặc điểm: Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chùa mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu.
Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng.
Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.
Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Chùa Vĩnh Tràng từ lâu đã trở thành điểm du lịch và hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng ngày đến chiêm ngưỡng rất đông.
Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ (chợ nổi Phụng Hiệp - Cần Thơ và chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang), có từ khoảng thế kỷ XVIII. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ (hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha). Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt.
Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú.
Du lịch Tiền Giang - Cù lao Thới Sơn
Vị trí: Cù lao Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Đặc điểm: Cù lao Thới Sơn là một vùng trồng nhiều cây ăn trái. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường.
Nằm gần TP Mỹ Tho (Tiền Giang), cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sông nước nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa... đặc trưng của người Nam Bộ. Cù lao Thới Sơn nằm tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, như một hòn đảo giữa sông Tiền với diện tích 1.200 ha.
Trên cù lao Thới Sơn, du khách còn được thăm những lò làm bánh tráng của người dân, tập làm kẹo dừa tại những lò sản xuất kẹo dừa hay thử cảm giác với trăn gấm, khám phá khu vườin rộng lớn với trái đầy trĩu và cũng đừng quên nghe đàn ca tài tử với tình cảm nồng ấm của người Nam Bộ.
Điểm du lịch Tiền Giang - Trại rắn Đồng Tâm
Vị trí: Trại rắn Đồng Tâm cách Tp. Mỹ Tho khoảng 9km.
Đặc điểm: Là một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long.
Trại rắn Đồng Tâm hay còn gọi là Xí Nghiệp dược phẩm Quân khu 9, có diện tích khoảng 30ha, nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 5km. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam, được thành lập vào năm 1977 theo sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được, một người có kiến thức uyên bác về rắn và say mê công việc nguy hiểm này. Mục đích của trại là nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu. Đặc biệt, đây còn là nơi chữa trị rắn cắn cho nhân dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Rắn ở đây được nuôi thả tự do, gồm 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài rắn: khu nuôi tăn, khu nuôi rắn độc và khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước. Hiện nay, trại rắn Đồng Tâm có khoảng 400 loài rắn. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu...
Hiện mỗi năm có khoảng 30 - 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Để ngày càng thu hút khách du lịch, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang đang phối hợp cùng trại rắn Đồng Tâm đầu tư nâng cấp toàn khu trại rắn, trồng cây xanh, bổ sung nhiều con thú quí hiếm khác... Dự kiến, khi hoàn thành mỗi năm trại rắn sẽ đón khoảng 10- 15 ngàn lượt du khách đến tham quan.
Du lịch trên sông Tiền
Vị trí: Tuyến du lịch trên sông Tiền của tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách TP.HCM 70 km.
Đặc điểm: Tuyến du lịch sông Tiền đưa du khách đến những vùng quê ven sông. Cây trái bốn mùa, kênh rạch chằng chịt là điểm thu hút du khách.
Với tuyến chợ nổi Cái Bè, du khách chứng kiến cảnh mua bán của người dân vùng sông nước, bao nhiêu loại trái cây, ghe, thuyền khắp nơi của đồng bằng đổ về. Ngoài sự nhộn nhịp, sung túc của chợ nổi là nét hào phóng của cư dân vùng sông nước. Nối tuyến với chợ nổi, du khách đến thăm vườn cây ăn trái xanh tươi, dừng chân ở các nhà vườn để nghỉ ngơi trong bầu không khí êm ả ở Cù lao Tân Phong, xã Đông Hoà Hiệp. Hoặc có thể viếng thăm làng nghề bánh tráng, cốm, kẹo truyền thống đến những ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm. Từ Cái Bè, du khách có thể đến Cái Mơn (Bến Tre) và Bình Hoà Phước (tỉnh Vĩnh Long).
Vườn cây ăn trái 4 mùa, các khu nhà nghỉ dưỡng ven sông, dân dã thu hút khách quốc tế tham quan và nghĩ dưỡng. Du khách có thể hoà mình với sinh hoạt của người dân như gặt lúa, bắt cá, thả lưới, giăng câu... Tham quan các cơ sở sản xuất, mua sắm và thưởng thức tại chỗ các mặt hàng đặc sản địa phương.
Khám phá cồn: Long – Lân – Quy – Phụng
Về miền Tây sông nước, khách du lịch sẽ không muốn bỏ qua trải nghiệm khi khám phámiệt vườncủa người dân ở đây. Miền Tây là vựa trái cây của cả nước, nơi đây được trời phú cho quang cảnh cũng như khí hậu thuận lợi cho việc du lịch sông nước. Cùng với dòng sông Cửu Long, được mệnh danh là tứ linh ở đây, cồn Long – Lân – Quy – Phụng tạo nên một bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá miền Tây.
Cùng nằm giữa sông Tiền, nhưng cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, trong khi cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Trong tứ linh, cồn Long là nơi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì gần cảng cá Mỹ Tho. Ngoài ra, những miệt vườn trái xum xuê cũng là đặc điểm dễ nhận thấy của cồn Long. Tuy không nổi bật như 3 cồn còn lại nhưng khi đến với Cồn Long du khách được thỏa sức thưởng thức những đặc sản nổi tiếng từ sầu riêng, chôm chôm, sơ-ri cho tới ổi không hạt, cam, xoài, vú sữa.
Cồn Lân hay còn gọi là Thới Sơn, là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Tiền. Nơi đây ghi dấu trong lòng du khách với những con rạch nhỏ quanh co, uốn lượn theo thế đất đai hai bên phủ đầy bần, dừa nước. Cùng với đó là hình ảnh dịu hiền của người con gái trong chiếc áo bà ba, nón lá che nghiêng, chèo thuyền điệu nghệ… tất cả tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng có của vùng sông nước miền Tây nói chung và cồn Lân nói riêng.
ẨM THỰC TIỀN GIANG
Cá bống dừa
Ở miệt vườn ven sông Tiền, cá bống dừa (hay còn gọi cá bống đen) có mặt quanh năm trong sông rạch, mương đìa. Có nhiều cách săn bắt như đặt lọp, cắm câu, kéo lưới, thụt hang… nhưng kỳ thú nhất vẫn là đi câu.
Mùa này con cá bống dừa mập ú, lớn xộn cỡ ngón tay, ngón chân cái, trú ngụ trong các hang hốc, bẹ dừa nước, thân cây mục trong các mương vườn, xẻo nhỏ
Cá bống dừa mang về vùi tro bếp đánh vảy rồi làm sạch bằng nắm lá ổi hoặc lá sả để cá thật trắng và không còn mùi tanh. Món cá bống dừa ướp muối, tiêu, nước màu, nước mắm, đường kho khô cho sệt trong nồi đất, rắc thêm tiêu xay và cho vào muỗng mỡ nước trước khi nhắc xuống khỏi bếp, ăn với cháo trắng hoặc cơm nếp thì không gì ngon bằng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét